Liên kết web
Góp ý website
Liên hệ
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Nữ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động tỉnh Bạc Liêu tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước (giai đoạn 2010 – 2015)

Công tác nữ công
Thứ năm, 30/07/2015, 15:07
Màu chữ Cỡ chữ
Nữ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động tỉnh Bạc Liêu tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước (giai đoạn 2010 – 2015)

Từ phong trào “Lao động giỏi”,“Lao động sáng tạo”; với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, được các cấp Công đoàn triển khai rộng rãi, duy trì thường xuyên trong các cơ quan, doanh nghiệp với mục tiêu chung: Nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và công tác, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, thi đua lao động giỏi, công tác tốt, thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, xây dựng các công trình, sản phẩm, các đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị kinh tế cao. Qua phát động thi đua, thường xuyên có từ 90 - 95%  cơ sở đăng ký tham gia. Nhiều tập thể, cá nhân được tặng cờ thưởng, bằng khen của Tổng Liên đoàn, của  Bộ, ngành Trung ương, của UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh. Hàng năm, có từ 60 - 65% tập thể, 70- 75% cá nhân đạt danh hiệu "Lao động giỏi", “Lao động tiên tiến” các cấp. 5 năm qua, CNVCLĐ xây dựng được 72 đề tài khoa học, trong đó 20 đề tài cấp tỉnh, 52 đề tài cấp cơ sở có giá trị kinh tế cao, trong đó 8 công trình, sản phẩm tiêu biểu được LĐLĐ tỉnh gắn biển chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước và của tổ chức Công đoàn như: Công trình "Xây dựng cầu nông thôn" của LĐLĐ huyện Vĩnh Lợi, Đông Hải, Phước Long, Hồng Dân … có 02 cuộc thi sáng tạo kỹ thuật; 101 giải pháp kỹ thuật và đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, Y tế và giáo dục; có 13 giải pháp hữu ích đáp ứng được yêu cầu cho công tác chuyên môn.

 Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu lợi nhuận, tạo việc làm cho người lao động, nhiều cơ quan chức năng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, phát động và duy trì hiệu quả phong trào thi đua trong doanh nghiệp, tập trung vào nội dung "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ". Nhiều nơi cụ thể hóa thành những khẩu hiệu để CNLĐ dễ hiểu, dễ thực hiện như "Chất lượng và dịch vụ là yếu tố quyết định tạo nên thương hiệu”, "Lao động sáng tạo, năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn, thu nhập cao hơn"... Có thể khẳng định: thành công của các đơn vị có sự đóng góp tích cực của CNVCLĐ, trong đó có một phần công sức không nhỏ của lao động nữ. Thông qua các phong trào thi đua do Công đoàn phát động, phần lớn đã khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức mạnh tổng hợp để các doanh nghiệp tồn tại, ổn định và phát triển.

Phong trào thi đua “Cải cách lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính” gắn với Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo tận tụy, gương mẫu” động viên từng người phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực học tập nâng cao trình độ, chuyện môn, nghiệp vụ,  tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, quản lý ngành, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng các chương trình, đề án, các văn bản quản lý Nhà nước, quản lý chuyên ngành, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; từng bước xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu"; Từ phong trào thi đua, nhiều chị, em đã trưởng thành, được tập thể tín nhiệm bầu vào các vị trí lãnh đạo: Hội đồng Nhân dân cấp xã có 665 đại biểu,  chiếm 30%; Cấp huyện, thành phố có 59 đại biểu chiếm 25%, cấp tỉnh có 12 đại biểu chiếm 25%. Tính đến tháng 5/2015 tổng số Đảng viên nữ trong toàn tỉnh 5.984 đồng chí, chiếm 26,9%.

Phong trào thi đua: “Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí”, luôn được duy trì trong các cấp Công đoàn nhằm không ngừng phấn đấu giảm định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu; sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, thời gian làm việc của các doanh nghiệp…Riêng các cơ quan hành chính sự nghiệp cán bộ, công chức, viên chức luôn đẩy mạnh phong trào thi đua tiết kiệm chi phí hành chính, tiết kiệm vật tư văn phòng phẩm, điện năng, điện thoại, sử dụng có hiệu quả các thiết bị, tài sản của cơ quan, sử dụng quản lý ngân sách theo quy định của Nhà nước, tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm văn phòng phẩm đã góp phần đáng kể trong phong trào tiết kiệm chi phí ngân sách của từng cơ quan…

 

Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" gắn với Cuộc vận động "Xây dựng gia đình văn hóa", “Nét đẹp công sở” tiếp tục được triển khai, duy trì và phát triển. Qua quá trình chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn với Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ các cấp, các ngành đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về giới, gia đình - trẻ em, dân số - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, hàng năm tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), ngày gia đình Việt Nam (28/6), ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10). Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em.

Trên cơ sở 5 nội dung chuẩn mực người phụ nữ trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, các cấp Công đoàn đã động viên nữ CNVCLĐ tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị . . Thông qua phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" đã góp phần xây dựng đội ngũ nữ CNVCLĐ yêu nước, nâng cao trình độ chuyên môn; Năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có lối sống văn hóa và tấm lòng nhân hậu, làm tốt thiên chức người phụ nữ trong gia đình, là nhân tố giữ gìn và xây dựng gia đình "ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc". 5 năm qua, toàn tỉnh có 54.869 lượt chị đăng ký thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; 51.127 lượt chị đạt hai giỏi một năm; có 9.405 chị đạt hai giỏi 5 năm liền.

Từ cuộc vận động thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”  Nhiều nữ cán bộ quản lý trở thành tấm gương sáng về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên tự khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội, được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Từ thành tích đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khen thưởng 04 tập thể, 05 cá nhân; Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu khen thưởng 05 tập thể, 10 cá nhân; Liên đoàn Lao động tỉnh khen 10 tập thể 15 cá nhân trong dịp sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết 6b về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chỉ thị 03 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Liên đoàn Lao động tỉnh đã chọn 06 đại biểu đại diện cán bộ, giáo viên, viên chức toàn tỉnh dự hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 – 2015 do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu tổ chức; Tuyển chọn 01 đại biểu phụ trách công tác Nữ công CĐCS tiêu biểu đi dự Hội nghị điển hình tại thủ đô Hà Nội.

Phong trào thi đua "Hai tốt", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, và các Cuộc vận động "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ", "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", “Xã hội hóa giáo dục” được Công đoàn Giáo dục các cấp phối hợp với chính quyền đồng cấp đẩy mạnh, tạo nên sức mạnh tổng hợp, huy động các nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, xứng tầm với vị trí, vai trò và sự tôn vinh, kính trọng của xã hội, của nhân dân. Thông qua các phong trào thi đua, các Cuộc vận động, ngành Giáo dục đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc ở các cấp học, bậc học, 5 năm qua đã có 277 giáo viên giỏi cấp cơ sở; 65 giáo viên giỏi cấp tỉnh, có 933 nữ nhà giáo được khen thưởng các cấp; Bộ giáo dục tặng thưởng 19 chị; tỉnh khen thưởng 139 chị; cấp nhà nước tặng thưởng 06 chị.

Phong trào thi đua “Thực hiện 12 điều quy định về y đức, 10 điều quy định về đạo đức người hành nghề dược” và “Xây dựng bệnh viện xuất sắc toàn diện” được Công đoàn ngành Y tế triển khai đến 100% cơ sở y tế và cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong Ngành. Phong trào được duy trì thường xuyên, có chiều sâu nghề nghiệp. Các cơ sở y tế luôn quan tâm chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Tích cực tuyên truyền và chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các chương trình: Dân số - KHHGĐ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, phòng chống các bệnh xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng mở rộng, chống phong, chống lao, chống bướu cổ và các chương trình quốc gia khác. Đồng thời, bám sát cơ sở, theo dõi, phát hiện, quản lý và dập tắt các dịch bệnh, điều trị kịp thời, dứt điểm các bệnh xã hội ngay từ cơ sở để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Từ phong trào thi đua, ngành Y tế đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến như chị Nguyễn Thị Thu Cúc – khoa điều dưỡng; bác sĩ Trần Thị Phụng – Trưởng khoa nhi; bác sĩ: Nguyễn Thanh Thủy – Trưởng khoa sản bệnh viện đa khoa Bạc Liêu.

Công đoàn cơ sở thuộc đơn vị Sở Giao thông và Đô thị tiếp tục đẩy mạnh  phong trào thi đua “Giữ gìn xe sạch, xe tốt, lái xe an toàn và kinh doanh giỏi”, "Xây dựng con đường đẹp"; phong trào "Lề sạch, rãnh thông, mặt đường êm thuận, hành lang thoáng đãng không bị tái lấn chiếm". CNVCLĐ của từng đơn vị đã làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo cơ quan và UBND tỉnh trong quản lý chuyên ngành. Tích cực vận động đoàn viên tham gia phong trào phát triển giao thông, an toàn giao thông và phong trào phát triển giao thông nông thôn. Vì vậy, 5 năm qua, nhiều tuyến đường được nâng lên, phong trào giao thông nông thôn ngày càng phát triển.

Phong trào "Xanh- sạch - đẹp, đảm bảo an toàn VSLĐ - PCCN" được Công đoàn cơ sở trong các cơ quan, doanh nghiệp quan tâm hưởng ứng và triển khai rộng rãi, ngày càng đi vào nề nếp. Mỗi năm, CNVCLĐ trồng thêm hàng  ngàn cây xanh, tu bổ chăm sóc hàng trăm vườn hoa, cây cảnh trong khu vực cơ quan, doanh nghiệp, đường phố và mở rộng hệ thống đường nội ô, tạo cho bộ mặt cơ quan, doanh nghiệp, đường phố ngày càng phong quang, sạch đẹp. Các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp đã coi trọng việc đầu tư kinh phí lắp đặt, sửa chữa thiết bị che chắn, an toàn, kẻ vẽ các biển báo, trang bị thêm máy lạnh, xây dựng nội quy khắc phục các yếu tố độc hại, ô nhiễm trong sản xuất để cải thiện điều kiện việc làm và bảo vệ môi trường.

Liên đoàn Lao động tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các cấp Công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn – VSLĐ - PCCN; Phối hợp với các ngành và Ban chỉ đạo của tỉnh duy trì tuần lễ quốc gia về an toàn VSLĐ - PCCN hàng năm, nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy trình, quy phạm an toàn VSLĐ, đảm hảo các chế độ, chính sách về BHLĐ đối với người lao động; Củng cố, duy trì, chỉ đạo hoạt động của Hội đồng BHLĐ cơ sở, mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Đồng thời tăng cường- kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác BHLĐ, từ đó công tác an toàn - VSLĐ ngày càng đi vào nề nếp.

Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, tham gia củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ; Phong trào "Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội" gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa” đã được các cấp Công đoàn phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, Công an, Quân đội xây dựng thành những chương trình hành động, duy trì thường xuyên, hàng năm sơ, tổng kết, phát huy tác dụng trong duy trì ổn định trật tự, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, tạo ra ý thức tự quản của CNVC và người lao động trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh nhà.

Các hoạt động xã hội của Công đoàn ngày càng được mở rộng và có hiệu quả. Các cấp Công đoàn thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp cho CNVCLĐ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, giúp đỡ các gia đình chính sách, các nạn nhân chất độc Da cam. . .Tích cực vận động  ủng hộ xây dựng các quỹ “Vì người nghèo", “Đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ tiền, hiện vật, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Vận động CNVCLĐ đóng góp quỹ “Mái ấm công đoàn và trợ vốn cho CNVCLĐ nghèo” luôn đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm (nâng tổng mức huy động nguồn vốn của Quỹ từ năm 2007 đến nay trên 13 tỷ đồng); giải ngân cho 2.638 hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ xây dựng mới 152 căn Mái ấm công đoàn và sửa chữa 26 căn cho hộ gia đình bị lốc xoáy, hỏa hoạn và khó khăn trong cuộc sống, mỗi căn trị giá 15 đến 30 triệu đồng, tổng chung bằng 2,470 tỷ đồng. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh còn trợ cấp khó khăn cho 13 trường hợp bệnh hiểm nghèo, với tổng số tiền là 26 triệu đồng. Từ những việc làm trên, Công đoàn Bạc Liêu đã giải quyết được một phần những bức xúc, khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, góp phần ổn định cuộc sống, an tâm công tác cho đoàn viên.

Từ những kết quả trên, BTV Liên đoàn Lao động tỉnh Bạc Liêu đánh giá: 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Tổng Liên đoàn LĐVN, tổ chức Công đoàn Bạc Liêu coi công tác thi đua, khen thưởng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, luôn chỉ đạo và hướng dẫn Công đoàn các cấp phối hợp chặt chẽ với các ngành kịp thời phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong CNVCLĐ bằng nhiều nội dung phong phú, sát thực tế, phù hợp với đặc điểm ngành nghề, điều kiện của địa phương, đơn vị. Các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ đã có bước đổi mới về nội dung, hình thức, gắn với các cuộc vận động thi đua có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc.

Từ các phong trào thi đua do tổ chức Công đoàn phát động đã khơi dậy lòng yêu nước, sự nhiệt tình trách nhiệm, tài năng sáng tạo của đội ngũ nữ CNVCLĐ trên từng lĩnh vực, từng vị trí công tác, tích cực đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương; đã và đang có tác dụng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ nói chung, nữ CNVCLĐ nói riêng và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Qua đó, làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức và đánh giá đúng hơn về vị trí vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác phát động các phong trào thi đua, hoạt động xã hội và tham gia phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cùng với phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ quan, đơn vị và tổ chức Công đoàn ngày vững mạnh. Thành tích của phong trào là kết quả tổng hợp yếu tố nội lực của chị em phụ nữ và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Công đoàn.

 Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước ở một số cơ sở còn mang tính hình thức, chương trình hành động đôi khi chưa sát với thực tế. Công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát đối với phong trào có lúc chưa được thường xuyên, thiếu chủ động.

Công tác cán bộ nữ tuy đã được quan tâm, song tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý còn chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với sự phát triển về số lượng và chất lượng của nữ CNVCLĐ; Trong vận dụng tiêu chuẩn và cách thức tiến hành tổ chức bình xét danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ở một số cơ sở còn lúng túng, chưa phản ánh đúng thực chất của phong trào; việc phát hiện, nhân điển hình chưa được quan tâm thường xuyên.

Tư tưởng định kiến giới, vẫn tồn tại ở một bộ phận cán bộ và trong xã hội, bên cạnh đó cũng còn một bộ phận nữ CNVCLĐ tự ti, thụ động thiếu ý chí vươn lên, ngán ngại sinh hoạt tập thể.

Điều kiện tổ chức hoạt động nữ công ở một số cơ sở còn khó khăn, sự quan tâm, tạo điều kiện của người sử dụng lao động về thời gian sinh hoạt, về địa điểm sinh hoạt, về học tập nâng cao trình độ cho nữ CNVCLĐ còn hạn chế; Kinh phí dành cho hoạt động nữ công, cho tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng còn hạn hẹp, tỷ lệ phân bổ khen thưởng cấp Tổng Liên đoàn dành cho cơ sở còn ít,  chưa tương xứng với số lượng tập thể, cá nhân ở từng đơn vị.

Để phong trào thi đua yêu nước, công tác vận động nữ CNVCLĐ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" thật sự đi vào cuộc sống, có chất lượng và hiệu quả, đòi hỏi các mục tiêu và nội dung vận động phải được cụ thể hoá phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của từng ngành, địa phương, đơn vị.

Quá trình chỉ đạo thực hiện, cần thường xuyên kiểm tra rút kinh nghiệm. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tổ chức sơ, tổng kết, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu để động viên phong trào.

Quan tâm củng cố tổ chức và kiện toàn đội ngũ cán bộ nữ công CĐ các cấp đủ mạnh để tham mưu có hiệu quả cho Ban Chấp hành CĐ về công tác vận động nữ đồng thời thường xuyên tổ chức học tập những kinh nghiệm hay, những mô hình hoạt động có hiệu quả để vận dụng vào quá trình tổ chức, thực hiện phong trào.

                                                                       

 

 Đ/c Lê Thị Ái Nam – Tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh chụp ảnh lưu niệm với đoàn đại biểu nữ cán bộ CC,VC
dự Hội nghị diển hình tiên tiến giai đoạn 2010 – 2015 do Hội LHPN tỉnh tổ chức.

 

Thanh Hằng

 

Số lượt xem: 612

Dịch vụ công Quốc gia Hệ thống văn bản của tỉnh
CSDL hộ kinh doanh Thư điện tử công vụ Một cửa điện tử
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Ông Huỳnh Nguyễn Trúc Linh - Phó Chủ tịch Thường trực
Địa chỉ: Số 70, đường Trần Huỳnh, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.824098. Fax: 02913.828271